Bí kíp ăn điểm môn ngữ văn THPT

Chiến thuật đạt 8 điểm Văn thi THPT Quốc gia 2019 của giáo viên

Chiến thuật đạt 8 điểm Văn thi THPT Quốc gia 2019 của giáo viên. Sở hữu chiến thuật này, chắc chẵn sĩ tử thi THPT Quốc gia 2019 sẽ đạt điểm cao.

Trong chương trình Chinh phục kỳ thi THPT quốc gia phát sóng trên VTV7. Thầy Vũ Thanh Hòa cho rằng: “Những thí sinh thi THPT quốc gia chỉ để lấy kết quả xét tốt nghiệp cần có chiến thuật ôn thi khác những bạn muốn lấy điểm môn Ngữ văn để xét tuyển đại học”. Chiến thuật đạt 8 điểm Văn thi THPT Quốc gia 2019 được thầy Hòa chia sẻ như sau:

Đối với thí sinh lấy điểm môn Ngữ Văn chỉ để xét tốt nghiệp

Các bạn thí sinh ôn thi Văn với mục đích chỉ để xét tốt nghiệp. Cần đặc biệt chú ý nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản thi THPT Quốc gia.

Phần Đọc hiểu

Cần nắm chắc kiến thức và cách làm phần bài Đọc hiểu và đặt mục tiêu đạt 2 trên tổng 3 điểm.

Phần Nghị luận xã hội

Ở phần này, các em cần tích cực rèn luyện nhuần nhuyễn. Nhằm hình thành kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội. Tổng điểm cho phần này là 2. Thí sinh có thể đặt mục tiêu đạt 1 điểm.

Phần nghị luận văn học

Có cơ cấu điểm là 5, chiếm 50% tổng điểm tối đa. Do đó, nếu để xét tốt nghiệp, thí sinh nên đặt mục tiêu đạt ít nhất 2,5 điểm. Đối với phần này, các em cần học kiến thức cơ bản từng tác phẩm, theo dõi bài giảng của giáo viên. Vì phần kiến thức này đủ để em hoàn thành bài nghị luận văn học.

Đối với thí sinh lấy điểm môn Ngữ Văn để xét tuyển Đại học

Theo chiến thuật đạt 8 điểm thi THPT Quốc gia 2019. Những em có mục tiêu không chỉ để xét tốt nghiệp. Mà cần lấy điểm Ngữ văn để xét tuyển đại học phải đạt yêu cầu khác, cao hơn so với thí sinh lấy điểm xét tốt nghiệp.

Phần Đọc hiểu

Các em cần làm chính xác trong khoảng 20 phút và đạt ít nhất 2,5 điểm.

Phần nghị luận xã hội

Ngoài việc đảm bảo việc viết đúng, xây dựng luận điểm hợp lý. Thí sinh còn phải diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục để có thể đạt tối thiểu 1,5 điểm.

Phần nghị luận văn học

Phần này ảnh hưởng lớn tới điểm số toàn bài thi. Bên cạnh yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản và kỹ năng làm bài. Các em cần viết sao cho bài văn chặt chẽ, hợp lý truyền cảm, sáng tạo và giàu sức thuyết phục. Mục tiêu đặt ra cũng cao hơn hẳn so với thí sinh thi để xét tốt nghiệp (4 trên tổng 5 điểm).

Như vậy, thí sinh cần lấy điểm môn Ngữ văn để xét tuyển đại học cần đạt khoảng 8 trên 10 điểm. Đây là mốc tương đối cao. Thầy Vũ Thanh Hòa cho rằng việc đặt mục tiêu là bước quan trọng. Giúp thí sinh xác định hướng đi cụ thể để đạt kết quả tốt nhất.

Nguồn: https://ccedu.vn/doc-tin/chien-thuat-dat-8-diem-van-thi-thpt-quoc-gia-2019/

Giáo viên Ngữ văn chỉ cách làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Văn đạt điểm cao

Kinhtedothi – Một tuần nữa là diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với 5 bài thi. Thầy Bùi Huy Hiếu – Giáo viên Ngữ văn trường THPT Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) là giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp Thành phố đã chỉ cho học sinh cách làm bài thi Văn để đạt điểm cao.

Đọc một lượt các câu hỏi Đọc hiểu để biết vấn đề

Làm thế nào để có bài thi Văn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 là câu hỏi được nhiều sĩ tử 2K3 đặt ra.

Thầy Bùi Huy Hiếu đã có nhiều năm dạy môn Ngữ văn, có học trò luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, cho biết: Đầu tiên, học sinh (HS) muốn làm được bài Ngữ văn hay, tốt, hiệu quả kiến thức phải chắc, kỹ năng đã được rèn luyện.

Cấu trúc bài thi môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT bao giờ cũng có 3 phần: Phần 1 Đọc hiểu, phần 2 Nghị luận xã hội, phần 3 Nghị luận văn học.

Về phần Đọc hiểu văn bản, HS tránh tình trạng vừa đọc vừa nhìn vào câu hỏi và trả lời song song. Phương pháp đúng đắn nhất là các em cầm đề lên và đọc một lượt văn bản để hiểu được nội dung đề cập đến vấn đề để từ đó rút ra ý nghĩa, bài học gì. Sau đó, HS đọc một lượt các câu hỏi trong phần Đọc hiểu để biết vấn đề hỏi, ở cấp độ nào. Sau khi HS có cái nhìn tổng thể thì lần lượt trả lời từng câu.

Với bài Đọc hiểu, nếu là ngữ liệu thơ, câu hỏi 1 thông thường là thể thơ, hỏi về phương thức biểu đạt, hình ảnh, từ ngữ; nếu là ngữ liệu văn xuôi có thể hỏi về thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ... Muốn làm đúng câu 1, HS cần nắm chắc kiến thức về Tiếng Việt và làm văn.

Câu hỏi 2 ở mức độ nhận biết, sẽ có sẵn ngay trong văn bản, HS chỉ cần trích lục và liệt kê ra là xong.

Câu hỏi 3, mức độ thông hiểu, yêu cầu HS phải vận dụng cả kiến thức và tư duy. Ngoài ra, đề có xu hướng ra câu hỏi: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn (thơ) này? Để làm được, HS phải đọc kỹ câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ để trả lời phản ánh cái gì, có ý nghĩa nội dung ra sao.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/giao-vien-ngu-van-chi-cach-lam-bai-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-dat-diem-cao.html

THAM KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN THPT TẠI ĐÂY:

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/305/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-m-mon-ngu-van.html